# I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG

- Kiểm tra các điều kiện khởi công xây dựng công trình theo quy định tại Điều 107 của Luật Xây Dựng (opens new window).

- Kiểm tra, đối chiếu và giám sát sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;

- Giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công xây dựng công trình cung cấp theo yêu cầu của thiết kế;

- Giám sát và nghiệm thu trong quá trình thi công xây dựng công trình.

# II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG

- Giám sát thi công xây dựng công trình theo khối lượng của thiết kế được duyệt;

- Tính toán và xác nhận khối lượng thi công xây dựng mà nhà thầu thi công xây dựng đã hoàn thành theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng;

- Xem xét, xử lý khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình được duyệt để chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định;

- Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư, người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình;

- Chịu trách nhiệm khi khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán nhằm mục đích vụ lợi.

# III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ THI CÔNG

- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập tiến độ thi công xây dựng trước khi triển khai thi công xây dựng công trình. Tiến độ thi công xây dựng công trình phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt;

- Sau ngày thông báo trúng thầu thi công, nhà thầu giao nộp kế hoạch tiến độ công trình cho Chủ đầu tư phê duyệt và phải coi đó là một bộ phận của hợp đồng. Kỹ sư giám sát thi công xây dựng theo tiến độ đã phê duyệt;

- Kiểm tra việc lập tiến độ xây dựng công trình cho từng giai đoạn, tháng, quý, năm đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài;

- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập tiến độ thi công xây dựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện;

- Theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình. Nếu tiến độ thi công của nhà thầu không kịp kế hoạch tiến độ được duyệt thì phải yêu cầu nhà thầu tìm biện pháp để đuổi kịp kế hoạch tiến độ đã được duyệt;

- Đề xuất với chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn bị kéo dài. Trường hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án;

- Đề xuất chủ đầu tư xét thưởng theo hợp đồng cho nhà thầu thi công xây dựng khi đẩy nhanh tiến độ xây dựng đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình;

- Đề xuất chủ đầu tư phạt và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình bồi thường thiệt hại khi kéo dài tiến độ xây dựng gây thiệt hại. Nếu sự kéo dài tiến độ của nhà thầu do những nguyên nhân ngoài bản thân nhà thầu thì kỹ sư giám sát dựa vào điều kiện hợp đồng duyệt kéo dài thời gian, nếu không nhà thầu sẽ bị đình chỉ thanh toán hoặc bồi thường tổn thất do sai tiến độ.

# IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng công trình lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng;

- Yêu cầu các bên thỏa thuận biện pháp an toàn khi liên quan đến nhiều bên;

- Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn để mọi người biết và chấp hành, ở những vị trí nguy hiểm trên công trường yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn;

- Kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường;

- Nhắc nhở nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường;

- Đề xuất để chủ đầu tư đình chỉ thi công xây dựng khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật;

- Kiểm tra việc nhà thầu xây dựng đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động;

- Kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động cho người lao động đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thì phải cương quyết không cho nhà thầu thi công xây dựng sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toàn lao động;

- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng cấp các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường;

- Tổ chức cùng nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật khi có sự cố về an toàn lao động.

# V. GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG TRONG THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

- Kiểm tra việc nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, bao gồm các biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải va thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình trong khu vực đô thị còn phải yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi quy định;

- Kiểm tra biện pháp che chắn của nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật liệu trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải để đảm bảo an toàn, về sinh môi trường;

- Kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng nhà thầu thi công xây dựng;

- Đề xuất với chủ đầu tư đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp về bảo vệ môi trường khi nhà thâu thi công xây dựng không tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường;

- Tổ chức công tác giám sát thi công xây dựng trên công trường;

- Chủ đầu tư phải tổ chức Giám sát thi công xây dựng công trình. Trường hợp Chủ đầu tư không có đủ điều kiện năng lực thì phải thuê tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thực hiện;

- Giám sát thi công xây dựng công trình cần phải chấp hành đúng quy định của thiết kế công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật, các cam kết về chất lượng theo hợp đồng giao nhận thầu.

# VI. NHIỆM VỤ ĐỐI VỚI KỸ SƯ GIÁM SÁT THI CÔNG

# 1. Ở giai đoạn trước thi công

- Phải kiểm tra hồ sơ thi công và năng lực thi công của các nhà thầu;

- Phải kiểm tra vật tư, vật liệu đem về công trường. Mọi vật tư, vật liệu không đúng tính năng sử dụng, phải đưa khỏi phạm vi công trường mà không được phép lưu giữ trên công trường.

- Những thiết bị không phù hợp với công nghệ và chưa qua kiểm định không được đưa vào sử dụng hay lắp đặt. Khi thấy cần thiết, có thể yêu cầu lấy mẫu kiểm tra lại chất lượng vật liệu, cấu kiện và phế phẩm xây dựng.

# 2. Trong giai đoạn xây lắp

- Phải theo dõi, giám sát thường xuyên công tác thi công xây lắp và lắp đặt thiết bị. Kiểm tra hệ thống đảm bảo chất lượng, kế hoạch chất lượng của nhà thầu nhằm đảm bảo việc thi công xây lắp theo đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt;

- Kiểm tra biện pháp thi công, tiến độ thi công, biện pháp an toàn lao động mà nhà thầu đề xuất. Kiểm tra xác nhận khối lượng hoàn thành, chất lượngcông tác đạt được và tiến độ thực hiện các công tác. Lập báo cáo tình hình chất lượng và tiến độ phục vụ giao ban thường kỳ của chủ đầu tư. Phối hợp các bên thi công và các bên liên quan giải quyết những phát sinh trong quá trình thi công. Thực hiện nghiệm thu các công tác xây lắp. Lập biên bản nghiệm thu theo bảng biểu qui định;

- Những hạng mục, bộ phận công trình mà khi thi công có những dấu hiệu chất lượngkhông phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đã định trong tiêu chí chất lượng của bộ hồ sơ mời thầu hoặc những tiêu chí mới phát sinh ngoài dự kiến (như độ lún quá qui định), trước khi nghiệm thu phải lập văn bản đánh giá tổng thể về sự cố, và đề xuất của đơn vị thiết kế và của các cơ quan chuyên môn được phép.

# 3. Ở giai đoạn hoàn thành xây dựng công trình

- Phải kiểm tra, tập hợp toàn bộ hồ sơ pháp lý và tài liệu về quản lý chất lượng;

- Lập danh mục hồ sơ, tài liệu hồ sơ hoàn thành công trìnhxây dựng. Khi kiểm tra thấy công trình hoàn thành đảm bảo chất lượng, phù hợp với yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn về nghiệm thu công trình, chủ đầu tư tổ chức tổng nghiệm thu lập thành biên bản. Biên bản tổng nghiệm thu là cơ sở pháp lý để làm bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng và là cơ sở để quyết toán công trình;

- Quy trình, phương pháp và biện pháp kiểm tra, giám sát.

# 4. Trình tự giám sát thi công xây dựng

- Sơ đồ trình tự giám sát chất lượng công trình xây dựng

Sơ đồ giám sát chất lượng công trình xây dựng

- Phương pháp và biện pháp kiểm tra, giám sát thi công xây dựng;

- Công tác giám sát thi công xây dựng công trình được thực hiện với phương pháp và biện pháp như trong bảng sau:

TT Phương pháp giám sát Kỹ năng/biện pháp giám sát
1 Giám sát từ bên ngoài Nhân viên giám sát trong thời gian thi công dùng toàn bộ thời gian hoặc phần lớn thời gian bám sát hiện trường, giám sát hoạt động thi công của đơn vị thi công. Nếu phát hiện vấn đề, kịp thời yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa đảm bảo chất lượng và tiến độ
2 Trắc đạc Kỹ sư giám sát dùng trắc đạc, trước khi khởi công công trình, kiểm tra, định vị, phóng tuyến công trình; trong quá trình thi công khống chế tuyến trục và cao độ; khi nghiệm thu, hoàn công công trình, đo kích thước hình học và cao độ của các bộ phận
3 Thí nghiệm Kỹ sư giám sát đánh giá chất lượng hạng mục hoặc vật liệu, phải tiến hành sau khi thông qua kết quả thí nghiệm để có số liệu. Không được phép chỉ dùng kinh nghiệm, dùng mặt, cảm giác đánh giá chất lượng
4 Chấp hành nghiêm túc trình tự giám sát Công trình chưa được kỹ sư giám sát đồng ý khời công thì không được khởi công, điều đó nhấn mạnh đơn vị thi công phải làm tốt các công tác chuẩn bị trước khởi công. Chưa xác nhận thanh toán của kỹ sư giám sát, đơn vị thi công chưa được thanh toán công trình, điều đó đảm bảo vị trí quan trọng của kỹ sư giám sát
5 Yêu cầu, chỉ thị bằng văn bản Kỹ sư giám sát phải tận dụng văn bản có tính chỉ thị, đối với bất kỳ sự việc nào cũng chỉ thị bằng văn bản, đồng thời đôn đốc đơn vị thi công tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ thị văn bản của kỹ sư giám sát
6 Hội nghị hiện trường Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, kỹ sư giám sát và đơn vị thi công, khi cần thiết có thể mời đơn vị xây dựng và các thành viên có liên quan tham gia. Quyết định của kỹ sư giám sát trong hội nghị phải thể hiện bằng văn bản. Do vậy, kỹ sư giám sát có thể thông qua hội nghị hiện trường ra các chỉ thị có liên quan
7 Hội nghị chuyên gia Đối với các vấn đề kỹ thuật phức tạp, kỹ sư giát có thể triệu tập hội nghị chuyên gia, tiến hành nghiên cứu thảo luận. Dựa vào ý kiến chuyên gia và điều kiện hợp đồng, kỹ sư giám sát kết luận. Như vậy có thể giảm tính phiến diện xử lý các vấn đề kỹ thuật phức tạp của kỹ sư giám sát
8 Dùng máy tính trợ giúp quản lý Kỹ sư giám sát sử dụng máy tính là phương tiện tốt nhất hỗ trợ mọi công việc như thanh toán, chất lượng công trình, tiến độ công trình và điều kiện hợp đồng
9 Đình chỉ thanh toán Kỹ sư giám sát phải sử dụng đầy đủ quyền về mặt thanh toán trong hợp đồng đã ghi, bất cứ hành vi nào của đơn vị thi công không được kỹ sư giám sát đồng ý đều có quyền không chấp nhận thanh toán cho đơn vị thi công. để ràng buộc đơn vị thi công hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ trong hợp đồng quy định
10 Gặp gỡ đơn vị thi công Khi đơn vị thi công không chấp hành yêu cầu của kỹ sư giám sát, tiến hành công việc không theo điều kiện hợp đồng thì kỹ sư giám sát trưởng hoặc người đại diện mời người phụ trách chính của đơn vị thi công thông báo tính nghiêm trọng của vấn đề tồn tại và hậu quả có thể xảy ra của đơn vị thi công ở công trình, đồng thời đề xuất giải pháp khắc phục

- Kiểm tra điều kiện khởi công xây dựng công trình;

- Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng do Chủ đầu tư và nhà thầu thỏa thuận;

- Có giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng;

- Có thiết thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục, công trình đã được phê duyệt;

- Có hợp đồng xây dựng;

- Có đủ nguồn vốn để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình theo tiến độ đã được phê duyệt trong Dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Có biện pháp để bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng;

- Đối với khu đô thị mới, tùy theo tính chất, quy mô, phải xây dựng xong toàn bộ hoặc từng phần các công trình hạ tầng kỹ thuật thì mới được khởi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra sự phù hợp năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;

- Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của nhà thầu thi công đưa vào công trường;

- Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu thi công;

- Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi công;

- Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công của nhà thầu;

- Kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị trước khi lắp đặt vào công trình;

- Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất, kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn và kết quả kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào xây dựng công trình;

- Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượngvật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do nhà thầu thi công cung cấp thì Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;

- Kiểm tra và giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình;

- Kiểm tra biện pháp thi công của nhà thầu thi công;

- Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình nhà thầu thi công triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra đều phải ghi nhật ký giám sát của Chủ đầu tư hoặc biên bản kiểm tra theo quy định;

- Xác nhận bản vẽ hoàn công;

- Tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định;

- Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn thi công, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục công trình và hoàn thành công trình;

- Phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế để điều chỉnh hoặc yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh;

- Tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình khi có nghi ngờ về chất lượng;

- Chủ trì, phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong thi công xây dựng công trình;

- Nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình và công trình xây dựng;

# 5. Nghiệm thu công việc xây dựng

# 5.1. Căn cứ

- Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu;

- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được Chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận;

- Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng;

- Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng;

- Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng;

- Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của Chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu;

- Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu;

- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà nhà thầu thi công phải thực hiện để xác định chất lượngvà khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với thiết kế, thi công xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật;

- Nghiệm thu cho phép thực hiện công việc tiếp theo. Kết quả nghiệm thu phần xây dựng được lập thành biên bản theo mẫu quy định. Những người trực tiếp nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ họ tên trong biên bản nghiệm thu;

# 5.2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu

- Người giám sát thi công của Chủ đầu tư hoặc người giám sát thi công của tổng thầu đối với hình thức hợp đồng tổng thầu;

- Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu;

- Trường hợp tổng thầu, người giám sát thi công của Chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu công việc của tổng thầu đối với nhà thầu phụ;

- Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của nhà thầu thi công thì nhà thầu phải khắc phục hậu quả và chịu mọi chi phí kể cả chi phí kiểm định phúc tra. Trường hợp công việc không được nghiệm thu do lỗi của Chủ đầu tư thì Chủ đầu tư phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả và đền bù phí tổn cho nhà thầu;

# 6. Nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công

# 6.1. Căn cứ

- Các tài liệu quy định như đối với công việc xây dựng và các kết quả thí nghiệm khác;

- Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình, giai đoạn thi công được nghiệm thu;

- Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;

- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình và giai đoạn thi công hoàn thành của nội bộ nhà thầu;

- Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công tiếp theo;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu;

- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: bộ phận công trình, giai đoạn thi công, chạy thử đơn động và liên động không tải;

- Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do nhà thầu đã thực hiện;

- Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình;

- Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công. Kết quả nghiệm thu lập thành biên bản theo mẫu quy định;

# 6.2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu

- Người phụ trách bộ phận giám sát thi công của Chủ đầu tư hoặc người phụ trách bộ phận giám sát thi công của tổng thầu do nhà thầu phụ thực hiện;

- Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công;

- Trường hợp tổng thầu, người phụ trách bộ phận giám sát thi công của Chủ đầu tư tham dự để kiểm tra công tác nghiệm thu của tổng thầu đối với các nhà thầu phụ;

# 7. Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình XD đưa vào sử dụng

# 7.1. Căn cứ

- Các tài liệu quy định như đối với công việc xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình, giai đoạn thi công;

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành liên động có tải hệ thống thiết bị công nghệ;

- Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng của nội bộ nhà thầu thi công;

- Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định;

- Nội dung và trình tự nghiệm thu;

- Kiểm tra hiện trường;

- Kiểm tra bản vẽ hoàn công công trình xây dựng;

- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ;

- Kiểm tra các văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phòng chống cháy, nổ, an toàn môi trường, an toàn vận hành;

- Kiểm tra quy trình vận hành và quy trình bảo trì công trình xây dựng;

- Chấp thuận nghiệm thu để đưa công trình xây dựng vào khai thác sử dụng. Biên bản nghiệm thu được lập theo mẫu quy định.

# 7.2. Thành phần trực tiếp nghiệm thu

# 7.2.1. Phía Chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận GSTC của Chủ đầu tư;

- Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận GSTC của nhà thầu GSTC.

# 7.2.2. Phía nhà thầu:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Người phụ trách thi công trực tiếp.

# 7.2.3. Phía nhà thầu thiết kế theo yêu cầu của Chủ đầu tư:

- Người đại diện theo pháp luật;

- Chủ nhiệm thiết kế.

# 8. Xác định khối lượng thi công xây dựng

- Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt;

- Khối lượng thi công được tính toán, xác nhận giữa Chủ đầu tư, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng;

- Khối lượng phát sinh được Chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình;

- Nghiêm cấm việc khai khống, khai tăng khối lượng hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán;

- Chế độ trách nhiệm đối với Kỹ sư giám sát về mặt khối lượng;

- Tính toán khối lượng thanh toán: Tính toán khối lượng công trình mà nhà thầu đã hoàn thành;

- Thay đổi công trình: Mọi sự thay đổi công trình đều được kỹ sư giám sát thông qua, đồng thời xác định giá cả và điều kiện thay đổi công trình;

- Chi phí bồi thường thiệt hại: Nhà thầu dựa vào các quy định có liên quan của điều kiện hợp đồng, thông qua kỹ sư giám sát yêu cầu với chủ công trình để được chi trả thích đáng ngoài giá hợp đồng;

- Điều chỉnh giá cả: Dựa theo sự thay đổi của thị trường, theo phương pháp quy định của hợp đồng, điều chỉnh giá cả đối với vật liệu, lao động và thiết bị.

# 9. Lập hồ sơ hoàn thành công trình

- Hồ sơ hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm các tài liệu có liên quan tới đầu tư và xây dựng công trình từ chủ trương đầu tư; Dự án đầu tư xây dựng hoặc báo cáo KT - KT; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng đến thi công; nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng;

- Danh mục, quy cách Hồ sơ hồ sơ hoàn thành công trình quy định tại Phụ lục VIb của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ (opens new window);

- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình. Số lượng hồ sơ hồ sơ hoàn thành công trình do Chủ đầu tư quyết định trên cơ sở thỏa thuận với các nhà thầu và các bên có liên quan. Lưu ý: theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP (opens new window) Chủ đầu tư tổ chức lập và lưu trữ một bộ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng; các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng công trình lưu trữ các hồ sơ liên quan đến phần việc do mình thực hiện;

- Hồ sơ hoàn thành công trình phải được lập đầy đủ trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành;

- Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp lưu trữ hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định. Riêng hồ sơ thiết kế, bản vẽ hoàn công và các tài liệu có liên quan tới vận hành, khai thác, bảo trì, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa công trình sau này phải được lưu trữ hết tuổi thọ công trình hoặc vĩnh viễn. Trường hợp chủ quản lý, chủ sử dụng công trình không phải là Chủ đầu tư thì chủ quản lý, chủ sử dụng công trình có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu nêu trên;

- Các nhà thầu có trách nhiệm lưu trữ các tài liệu liên quan tới các phần việc do mình thực hiện với thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.

# 9.1. Nội dung Hồ sơ hoàn thành công trình

- Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình bao gồm:

  • Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng (10 nội dung);

  • Hồ sơ khảo sát xây dựng, Thiết kế xây dựng công trình (5 nội dung);

  • Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình (16 nội dung).

- Khi lập hồ sơ hoàn thành công trình nhà thầu cầu chú ý về hình thức, quy cách hồ sơ hoàn thành công trình (theo ý kiến của chủ đầu tư, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát (nếu có).

# 9.2. Hệ thống Quản lý chất lượng công trình xây dựng của nhà thầu

- Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

- Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

- Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

- Lập và ghi nhật ký thi công theo quy định;

- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

- Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình, hạng mục công trình và công trình hoàn thành;

- Báo cáo Chủ đầu tư tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường theo yêu cầu của Chủ đầu tư;

- Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu theo quy định, lập phiếu yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu và phục vụ kiểm tra công tác nghiệm thu của cơ quan có thẩm quyền (sẵn sàng khi có yêu cầu);

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công việc do mình đảm nhận; bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng, sử dụng vật liệu không đúng chủng loại, thi công không bảo đảm chất lượng hoặc gây hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường và các hành vi khác gây ra thiệt hại;

Nhà thầu giám sát của Chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ đầu tư khi nghiệm thu không bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng, sai thiết kế và các hành vi khác gây ra thiệt hại.

# 10. Quản lý chất lượng công trình theo ISO 9000 ở Việt Nam;

  • Thực trạng

- Trên 70% các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đã được cấp chứng chỉ

- 30% các doanh nghiệp thiết kế, thi công xây dựng đã được cấp chứng chỉ;

- Các tổ chức được phép cấp chứng chỉ ISO 9000: BSI, LNOYD (Anh),ABS (Mỹ), RWTUD,TUVNORD (CHLB Đức), BVQI (Pháp),QUACERT(VN).

# 10.1. Một số khó khăn trong việc áp dụng ISO ở Việt nam

Điều kiện để đạt được chất lượng ISO 9000: Tiêu chí:"Viết ra tất cả những gì mình định làm và làm tất cả những gì mình đã viết".

- Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc áp dụng ISO 9000 còn có một số khó khăn sau:

+ Sự tham gia của mọi người;

+ Doanh nghiệp nhỏ, chi phí lớn;

+ Các tiêu chuẩn ISO yêu cầu trình độ quản lý cao;

+ Yêu cầu của ISO 9000 về các thủ tục điều hành và thao tác hết sức chặt chẽ, qui củ và chuẩn xác;

+ Kiến thức, kinh nghiệm, trình độ quản lý còn thấp;

+ Văn bản quy phạm pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ;

+ Tiêu cực nhiều, tham nhũng trong xây dựng thành tệ nạn;

+ Thiếu quan tâm của lãnh đạo các cấp.

# 10.2. Năm bước để xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình ISO 9000, ISO 9001 :2015

- Bước 1: Phân tích tình hình và lập kế hoạch

Sự cam kết của lãnh đạo;

- Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện, lập ban chỉ đạo, nhóm công tác

+ Chọn tư vấn bên ngoài (nếu cần);

+ Xây dựng nhận thức về ISO 9000 trong doanh nghiệp;

+ Đào tạo về Xây dựng hệ thống tài liệu;

+ Khảo sát hệ thống hiện có;

+ Lập kế hoạch thực hiện chi tiết;

+ Viết tài liệu của hệ thống;

+ Viết tài liệu;

+ Phổ biến, đào tạo.

- Bước 3: Thực hiện và cải tiến

+ Công bố và áp dụng;

+ Đánh giá.

- Bước 4: Chứng nhận

+ Tiếp xúc với tổ chức chứng nhận;

+ Đánh giá sơ bộ;

+ Đánh giá chính thức;

+ Quyết định chứng nhận;

+ Giám sát chứng nhận và đánh giá lại.

- Bước 5: Ứng dụng phần mềm QLCL GXD hoặc GSXD GXD

+ Quy trình bám theo ISO

+ Hồ sơ, tài liệu, biểu mẫu bám theo ISO

+ Công cụ phần mềm tác nghiệp xây dựng bám theo ISO sẽ giúp các kỹ sư áp dụng làm việc theo ISO khả thi hơn

Last Updated: 9/24/2022, 2:30:05 PM